CategoriesTin tức

CÁCH BẢO QUẢN VÀ LÀM NÓNG BÁNH MÌ TẠI NHÀ

Bánh mì là món ăn quen thuộc trong những bữa sáng của nhiều người. Tuy nhiên, khi để lâu chúng có thể bị khô cứng hoặc mềm ỉu không còn thơm ngon giòn rụm như lúc đầu nữa.

Cách bảo quản bánh mì bằng giấy báo

Vào 1- 2 ngày đầu sau khi vừa được mua về, bánh mì lúc này vẫn còn mới. Do đó các bạn hãy bọc chúng lại trong giấy báo để thấm hút mạnh, sau đó cứ để ổ bánh mì ở nhiệt độ phòng, như trên bàn ăn hay trên bếp tùy ý. Cách bảo quản bánh mì này không chỉ giúp ổ bánh mì giữ được độ giòn qua một đêm mà còn duy trì độ giòn đó thêm suốt một ngày nữa đấy! Nhưng nếu sau một ngày bọc bánh mì trong giấy báo mà bạn vẫn chưa ăn chúng, hãy thử đến những mẹo nhỏ sau đây.

Bước 1: Đông lạnh bánh mì

Trước hết bạn phải chuẩn bị một chiếc túi zip vì loại túi này rất kín, sau đó bạn ép hết không khí đang có trong túi ra ngoài, kéo miệng túi lại thật chặt, không chừa ra khoảng hở nào thì mới đặt túi vào ngăn đá tủ lạnh. Trong trường hợp ổ bánh mì của bạn quá lớn, hãy cắt chúng thành nhiều lát nhỏ hay khúc nhỏ trước khi bỏ vào túi để tránh tình trạng đông đi đông lại chiếc bánh nhiều lần khiến chúng bị mất đi

Bước 2: Rã đông bánh mì

Rã đông từng lát bánh mì: ( Bánh mì sandwich) Đối với những lát bánh mì mỏng, bạn hãy bỏ chúng vào lò vi sóng, rồi bật lên nhiệt độ cao khoảng 15 – 25 giây để chúng hóa mềm. Nếu nhà bạn có lò nướng, bạn cũng có thể rã đông bánh bằng cách nướng lại chúng trong 5 phút ở nhiệt độ 152 độ C. Trong điều kiện lý tưởng hơn, nhà bạn có máy nướng bánh mì chuyên dụng thì hãy bỏ những lát bánh mì đông đá vào đấy để nướng chúng, nhớ chỉnh thời gian nướng tăng thêm 2 phút để bánh mì đủ thời gian rã đông và hóa mềm nhé.

Rã đông cả ổ bánh mì: Bạn hãy đặt ổ bánh mì vào lò vi sóng trong vòng 20 – 30 phút để nướng lại ổ bánh với nhiệt độ 152 độ C. Thời gian này và mức nhiệt này sẽ giúp chiếc bánh của bạn rã đông hoàn

Bước 3: Nướng lại bánh mì

Vặn lò lên làm nóng lò trước ở nhiệt độ 180 độ C. Khi lò đủ nóng hãy nướng lại những lát bánh mì trong vòng 2-3 phút.

Vậy là có ngay những lát bánh nóng giòn như mới ra lò.

Nhưng lưu ý hãy nên ăn ngay nhé. Vì bánh mì nướng lại để lâu sẽ bị khô hơn bình thường.

Với các bước đơn giản trên các bạn đã có thể tự nướng ngay bánh tại nhà. Hi vọng tips này hữu ích với bạn.

Hẹn gặp bạn những bài viết sau.

CategoriesTin tức

Sourdoughbread – Bánh Mì Men Tự Nhiên

Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của phong trào ăn uống healthy, Sourdough Bread là một cái tên không còn quá xa lạ. Là loại bánh mì xuất hiện từ hàng nghìn năm trước với đặc tính được làm từ loại men thiên nhiên, sourdough bread khẳng định chỗ đứng trong “làng bánh” mì bởi tính “healthy” của riêng mình cùng với vị ngọt tự nhiên cho dù trong công thức bánh không hề có đường mà không có bất cứ loại bánh mì nào được làm từ men công nghiệp có thể có được.

Bánh mì là lương thực quan trọng trên thế giới, đặc biệt là tại phương Tây và các nước trồng lúa mì. Bánh mì, tại những nơi này, là lương thực để ăn hàng ngày. Bánh mì rất quen thuộc với chúng ta nhưng các bạn có biết bánh mì có nguồn gốc từ đâu không?

Lúa mì được trồng bởi người nông dân , người dân thu thập ngũ cốc và dự  trữ để sử dụng. Lúa mì  phát triển ở vùng Lưỡng Hà và Ai Cập.Ban đầu nó chỉ dùng  làm lương thực để ăn hàng ngày. Các loại ngũ cốc khi ẩm ướt sẽ nảy mầm sản sinh ra nhiều giống hơn.
Bánh mì đầu tiên được làm từ ngũ cốc và hạt giống thu hoạch từ  tự nhiên mà có. Người ta phát hiện ra rằng các loại ngũ cốc này có thể tạo thành khối khi trộn với “bột” và nước. Nó được đúc thành bánh, phơi nắng cho khô hoặc nướng trong than.

Khoảng 1000 năm trước Công nguyên, quá trình nuôi men đã được phát hiện. Người ta tin rằng một số  bột bánh mì để lâu bên ngoài thỉ sẽ có các bào tử nấm men tự nhiên, gây ra quá trình lên men. Điều này làm cho bột nở ra, có  bong bóng khí .Sau đó kĩ thuật làm bánh mì ngày càng phát triển, nên nó nhanh chóng lây lan sang các nước có chung biên giới Địa Trung Hải.

Và như vậy những cải tiến làm bánh mì nuôi men bắt đầu …

Ai Cập đã phát triển một lò nướng đất sét hình trụ để cải thiện kỹ thuật , và những người La Mã  có bột chua khô , nó kết hợp với nước bỏ thêm vào bột sẽ có kết quả bánh ngon hơn. Nền văn minh khác như người Inca, người Mỹ bản địa và nền văn hóa châu Á, Ấn Độ và châu Phi cũng đã được. Trong lịch sử, tình trạng kinh tế của một người có thể được đánh giá bởi màu sắc của bánh mì ăn. Bánh mì, sẫm màu hơn nghĩa là thuộc tầng  lớp thấp hơn. Bởi vì bột màu trắng tốn kém và khó khăn tìm nên thành phần chủ yếu sẽ nhiều ngũ cốc. Bây giờ chúng ta đã thấy ngược lại, với bánh mì  màu sẫm thì đắt tiền hơn và hương vị ngon hơn và giá trị dinh dưỡng cao.

Những người Do Thái chỉ ăn bánh mì trong thời gian lễ Vượt Qua. Có thời kì, người Hồi giáo không bán bánh mì, nhưng làm ra nó và dùng để cho, vì nó được coi là một món quà từ Allah.

Những cải tiến trong sản xuất bánh mì đưa ra sau cơn sốt năm 1850 khi nhà đầu bếp của Mỹ cải thiện cách nướng bánh. Nấm men khác nhau được làm từ đường, khoai tây và hoa bia đã được sử dụng và nhà máy đến từ Hungary vào năm 1880 cải thiện năng suất bột.

Không chỉ là một loại bánh vượt trội về dinh dưỡng, bánh mì sourdough còn là một thứ đem đến cho người tạo ra mình một thứ hạnh phúc vô hình, khó tả, chỉ có thể “cảm nhận được khi tay được chạm vào bột mì, mũi được ve vuốt bởi mùi men, lưỡi được chạm vào lớp vỏ giòn tan và ruột bánh mì dai mềm, mắt được chiêm ngưỡng những lỗ khí nở lớn khi bạn hớn hở cắt bánh” cho dù căn bếp của bạn đang vương khắp mùi bột, người đang ám đầy mùi men chua.

Ngày nay có nhiều loại bánh mì, bánh mì tươi kích thước, hình dáng, mùi vị khác nhau cho chúng ta lựa chọn. Bánh mì Sourdough không chỉ  đơn giản là một loại thực phẩm. Nó còn  là thành phần chính của một bữa ăn cho gia đình và mọi người, cũng như  lợi ích đáng kể dinh dưỡng, giúp đóng góp vào một lối sống lành mạnh.

Một số lợi ích của bánh mì Sourdough

1. Nó bổ dưỡng hơn bánh mì thông thường

Mặc dù bánh mì bột chua thường được làm từ cùng loại bột với các loại bánh mì khác. Nhưng quá trình lên men cải thiện hồ sơ dinh dưỡng của nó theo nhiều cách. Chúng chứa một lượng khoáng chất tốt, bao gồm kali, phốt phát, magie và kẽm. Đặc biệt các vi khuẩn axit lactic được tìm thấy trong bánh mì bột chua làm giảm độ pH của bánh mì, giúp làm giảm phytates. Phytates là chất chống độc vì chúng làm giảm khả năng hấp thụ chúng của cơ thể. Điều này dẫn đến một loại bánh mì có hàm lượng phytate thấp hơn nhiều so với các loại bánh mì khác.

Một nghiên cứu cho thấy quá trình lên men bột chua có thể làm giảm hàm lượng phytate của bánh mì nhiều hơn 24% 50% so với quá trình lên men men thông thường. Mức phytate thấp hơn làm tăng sự hấp thụ khoáng chất. Đó là một trong những cách mà bánh mì bột chua bổ dưỡng hơn so với bánh mì thông thường.

2. Bánh mì Sourdough giúp giải phóng các chất chống oxi hóa

Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy rằng vi khuẩn axit lactic có trong bánh mì bột chua có khả năng giải phóng các chất chống oxy hóa trong quá trình lên men bột chua. Quá trình lên men bột chua cũng làm tăng nồng độ folate trong bánh mì. Mặc dù mức độ của một số chất dinh dưỡng như vitamin E có thể bị giảm trong quá trình.

3. Giúp tiêu hóa dễ hơn

Bánh mì sourdough thường dễ tiêu hóa hơn bánh mì được lên men với men bia. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này một phần có thể là do hàm lượng prebiotic của bánh mì và các đặc tính giống như chế phẩm sinh học.

Prebiotic là các chất xơ không tiêu hóa, nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột của bạn. Trong khi men vi sinh là những vi khuẩn có lợi được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và chất bổ sung.

Tiêu thụ thường xuyên cả hai có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột của bạn. Quá trình lên men bột chua cũng có thể làm giảm gluten hơn so với men làm bánh mì.

Bánh mì chua có hàm lượng gluten thấp hơn có thể giúp dễ dung nạp hơn đối với những người nhạy cảm với gluten.

4. Bánh mì Sourdough có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu

Bánh mì bột chua có thể có tác dụng tốt hơn đối với lượng đường trong máu và insulin. Các nhà nghiên cứu cho thấy lên men bột chua làm thay đổi cấu trúc các phân tử carb. Điều này làm giảm chỉ số đường huyết (GI) của bánh mì và làm chậm tốc độ đường vào máu.

Ngoài ra, vi khuẩn axit lactic được tìm thấy trong bột nhào tạo ra axit hữu cơ trong quá trình lên men. Một số nhà nghiên cứu tin rằng các axit này có thể giúp trì hoãn việc làm rỗng dạ dày. Đặc biệt là ngăn chặn sự tăng đột biến lượng đường trong máu.

Bánh mì sourdough làm từ bột lên men tự nhiên nên chúng có chứa hàm lượng khoáng chất cao hơn so với các loại bánh mì khác. Ngoài ra, loại bánh mì này còn có một số lợi ích thiết yếu cho sức khỏe như kiểm soát lượng đường trong máu, giúp tiêu hóa dễ hơn và đặc biệt là giải phóng các chất chống oxi hóa cao.

Hi vọng những chia sẻ vừa rồi giúp cho các độc giả có thể hiểu rõ hơn về bánh mì Sourdough và có những sự lựa chọn được những chiếc bánh phù hợp với mình.

Xin hẹn gặp các độc giả ở những bài viết sau.

Nguồn tham khảo

Link: https://www.healthline.com/nutrition/sourdough-bread

Source: https://www.healthline.com

Tags: bánh mì sourdoughlợi ích của bánh mì sourdough

CategoriesTin tức

CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC BÁNH MÌ BAGUETTE

Bánh mì Baguette – Biểu tượng của nước Pháp.

 Tản bộ ở Paris vào buổi sáng, bạn sẽ thấy nhiều người bước ra từ các cửa hàng địa phương, trên tay là những chiếc bánh mì. Trên khắp đất nước, dậy sớm và mua một chiếc baguette là hai việc đặc trưng của người dân. Bánh mì Pháp được biết đến là những ổ bánh có màu vàng bắt mắt, vỏ giòn rụm và ruột mềm dẻo. Nó ngon nhất khi ăn còn nóng hổi.

Bánh mì baguette tại Pháp có từ bao giờ ? Nhiều người thường nghĩ đã là truyền thống thì chắc hẳn baguette phải có từ xa xưa, lâu đời. Trên đài France Culture, sử gia Steven Kaplan, chuyên nghiên cứu về lịch sử bánh mì, cho biết cho tới nay, tại Pháp thường lưu truyền ba giai thoại về nguồn gốc bánh mì baguette.

 Nhiều người nói rằng bánh mì dài được những thợ làm bánh của Hoàng đế Napoléon phát minh vào đầu thế kỷ 19. Nhẹ và ít cồng kềnh hơn so với bánh mì ổ tròn kiểu trước đó, những ổ bánh dài sẽ dễ dàng được binh lính mang theo trong túi đeo sau người. Theo một giai thoại khác, bánh mỳ baguette có xuất xứ từ nước Áo và do một người thợ làm bánh thành Vienna tên là August Zang mang vào Pháp hồi năm 1839, ban đầu được bán ở Paris dưới dạng ổ bánh hình bầu dục.

 

Và theo giai thoại cuối cùng, bánh mì baguette được phát minh trên công trường tàu điện ngầm Paris trong những năm 1900,  thời kỳ mà người lao động được đưa đến từ khắp các vùng miền của nước Pháp và người ta thường chứng kiến các trận ẩu đả giữa công nhân vùng Bretagne và vùng Auvergne.

 Để ngăn ngừa việc người lao động dùng dao đâm nhau, các nhà thầu được cho là đã yêu cầu thợ làm bánh làm ra những ổ bánh mì dễ bẻ bằng tay chứ không cần dùng đến dao mới cắt được.

 Thế nhưng, đó chỉ là các giai thoại truyền miệng. Sử gia Steven Kaplan khẳng định bánh mì baguette truyền thống có nguồn gốc từ thế kỷ XX, xuất phát từ sự thay đổi trong nhu cầu ăn uống của người dân thành thị. Tầng lớp khá giả sống ở đô thị muốn ăn bánh mỳ tươi nhiều lần trong ngày, trong khi những ổ bánh mỳ tròn, to, nặng 1,2-2 kg như thời đó được cho là quá to, phải ăn vài bữa mới hết. Hơn nữa, người ta cũng thích ăn vỏ bánh hơn là ruột bánh.

 Trong nhiều thế kỷ trước đó, bánh mì được làm bằng bột chua, thu được từ quá trình lên men tự nhiên của vi khuẩn có trong lúa mì. Đối với người thợ, quá trình làm bánh rất nặng nhọc, vất vả. Steven Kaplan kể lại người thợ bánh mì thời đó được ví như « thợ mỏ trắng », làm việc nặng nhọc suốt đêm, nhiều người coi việc để thợ làm bánh mì lao động trong điều kiện như vậy là « vô nhân tính », dẫn tới một phong trào tìm cách giảm mức độ cực nhọc cho họ.

 Đến năm 1919, Pháp có một đạo luật cấm thợ bánh mì làm việc vào ban đêm. Vì thế, những người thợ thủ công đã nghĩ ra một cách làm bánh mì đơn giản hơn và tạo hình baguette dài, mảnh để nướng bánh được nhanh hơn. Và thế là bánh mì baguette ra đời … Ban đầu chỉ dành cho những cư dân thành phố giàu có, bánh mì baguette trở nên phổ biến sau Đệ Nhị Thế Chiến.

Làm sao để có những ổ bánh baguette thơm ngon ?
Để bảo vệ bánh mì baguette trước nguy cơ bị công nghiệp hóa, ngày 13/09/1993, chính phủ Pháp, dưới thời thủ tướng Edouard Balladur, ra « sắc lệnh bánh mì » chính thức quy định bốn loại nguyên liệu để làm baguette truyền thống là bột mì, nước, muối và men. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng không như nhiều người nghĩ, làm ra những ổ bánh mì dài thơm ngon đòi hỏi khá nhiều thời gian, công đoạn và đương nhiên là cả sự tỉ mỉ, tinh tế của người thợ làm bánh thủ công.

 Đối với thợ làm bánh Laurent Meyer, điều quan trọng là công đoạn tạo hình bánh phải được làm thủ công. Công đoạn nướng baguette cũng rất quan trọng, bởi bánh có được nướng chín kỹ thì mới cho hương vị thơm ngon.

 Theo Liên đoàn quốc gia các cửa hiệu bánh mì – bánh ngọt, 32.000 cửa hàng chế biến bánh thủ công với 180.000 lao động đạt doanh thu khoảng 11 tỉ euro/năm. Thế nhưng, theo bộ Văn Hóa Pháp, số lượng hiệu bánh đã giảm sút mạnh trong 5 thập niên qua do sự cạnh tranh của các siêu thị với loại bánh mì công nghiệp, cấp đông. Hồi năm 1970 Pháp có 55.000 của hiệu bánh mì thủ công, con số này nay chỉ còn 35.000. Hơn nữa, nghề làm bánh thủ công vốn nặng nhọc nên cũng không còn thu hút giới trẻ.

 Hiện nay, theo ước tính của Liên đoàn quốc gia các nhà sản xuất bánh mì bánh ngọt, ngành này còn thiếu 9.000 thợ làm bánh thủ công. Họ hy vọng việc bộ trưởng Văn Hóa Pháp Roselyne Bachelot chọn bánh mì dài baguette để đệ trình lên UNESCO hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại sẽ góp phần gìn giữ ngành sản xuất bánh mì thủ công của Pháp trước sự cạnh tranh của phương thức sản xuất công nghiệp, cũng như thu hút thêm giới trẻ đến với nghề.

Nguồn: rfi