CategoriesTin tức

Changi Chính Thức Cho Ra Mắt BST Bánh Ngàn Lớp Vô Cùng Đặc Sắc Từ Giao Diện Đến Hương Vị

Tiệm Bánh Changi chính thức khuấy động mùa hè với BST bánh ngàn lớp vô cùng độc đáo từ giao diện cho tới hương vị

Mùa hè luôn mang đến cho chúng ta nhiều cung bậc cảm xúc thật khó diễn tả. Đối với Changi vị hè luôn là một điều gì đó vương vấn và quyến luyến. Lấy cảm hứng từ đó, BST bánh ngàn lớp có tên “Vị hè – Ngàn “love” yêu thương” đã được ra đời với những chiếc bánh ngọt ngào và độc đáo.

Với BST lần này Changi muốn đem lại cho khách hàng một hương vị hè ngọt ngào lan tỏa khắp vị giác và từ đó tạo ra sự đồng điệu trong tâm hồn ẩm thực thông qua những chiếc bánh ngàn lớp để đưa chúng ta sát gần nhau hơn. Đặc biệt, hương vị của những chiếc bánh ngàn lớp này cũng được Changi hoà quyện trọn vẹn giữa Á – Âu nên sẽ vô cùng khác biệt so với các sản phẩm khác.

Các sản phẩm trong BST lần này Changi sẽ ra mắt: 

1. Cinnamon Palmiers

Là một loại bánh có nguồn gốc từ Pháp, Cinnamon Palmiers được yêu thích bởi vỏ ngoài giòn rụm kết hợp với đường, chocolate và quế tạo ra một hương vị ngọt ngào, hoà lẫn giữa Á –  Âu vô cùng hoàn hảo. Đây còn là chiếc bánh có vẻ ngoài yêu kiều và độc đáo đốn tim tất cả thực khách từ cái nhìn đầu tiên. 

Ngoài ra, nguồn cảm hứng để làm ra chiếc Cinnamon Palmiers này của Changi chính là tình yêu trong cuộc sống vẫn luôn tồn tại và luôn có đôi có cặp. Chiếc Cinnamon Palmiers cũng thể hiện cho sự bay bổng, thơ mộng trong văn hoá ẩm thực Châu Âu. 

2. Coconut Twist

Có thể nói Coconut Twist là một chiếc bánh mang linh hồn của mùa hè khi được kết hợp trọn vẹn vị béo ngậy của cơm dừa và lớp bánh bên ngoài giòn tan. Vị của bánh có mùi thơm đặc trưng của dừa và bơ sữa nên chắc chắn sẽ chinh phục được hầu hết vị giác của mọi người. 

Đây cũng là một trong những dòng bánh ngàn lớp phổ biến, không quá ngọt và rất phù hợp khi dùng với các loại trà. Mùa hè nhâm nhi một chiếc Coconut Twist cùng một tách trà thơm nhẹ là đã vô cùng trọn vẹn rồi.

3. Caramel Cruffins

Một chiếc bánh có lớp vỏ giòn tan được tạo nên từ nhiều lớp bột mềm mỏng nên có một giao diện cực kỳ xinh xắn. Phần bên trong của chiếc Cruffins này chính là nhân caramel vàng óng, béo ngậy, ngọt ngào và thơm lừng. 

Phần nhân caramel của chiếc Cruffins này có hương vị rất giống kẹo alpenliebe, vậy nên không hề ngoa khi nói đây chính là chiếc bánh giúp bạn du hành thời gian trở về tuổi thơ của mình. Tổng thể của chiếc bánh này khi kết hợp với nhau tạo nên một hương vị hoàn hảo chắc chắn sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên.

Changi mời bạn ghé tiệm để cùng thưởng thức những chiếc bánh ngàn lớp đặc biệt của chúng mình nhé! Chúng mình tin rằng đây sẽ BST sẽ khiến bạn thử một lần và nhớ mãi không quên đó ạ. 

Ngoài ra bạn có thể đặt hàng thông qua: 

🌐 Website: https://changibakery.com/ve-changi/ 

🌐 Fanpage: https://www.facebook.com/tiembanhchangi/ 

🌐 App Changi Bakery 

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 

  • Changi Ngoại Giao Đoàn: N04A, KDT Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 032.9900.219

  • Changi Tân Xuân: Shophouse 05, N05 KDT Ecohome 3, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 086.8604.664

  • Changi Phạm Huy Thông: 38 Phạm Huy Thông, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 033.8164.664

CategoriesTin tức

CÁCH BẢO QUẢN VÀ LÀM NÓNG BÁNH MÌ TẠI NHÀ

Bánh mì là món ăn quen thuộc trong những bữa sáng của nhiều người. Tuy nhiên, khi để lâu chúng có thể bị khô cứng hoặc mềm ỉu không còn thơm ngon giòn rụm như lúc đầu nữa.

Cách bảo quản bánh mì bằng giấy báo

Vào 1- 2 ngày đầu sau khi vừa được mua về, bánh mì lúc này vẫn còn mới. Do đó các bạn hãy bọc chúng lại trong giấy báo để thấm hút mạnh, sau đó cứ để ổ bánh mì ở nhiệt độ phòng, như trên bàn ăn hay trên bếp tùy ý. Cách bảo quản bánh mì này không chỉ giúp ổ bánh mì giữ được độ giòn qua một đêm mà còn duy trì độ giòn đó thêm suốt một ngày nữa đấy! Nhưng nếu sau một ngày bọc bánh mì trong giấy báo mà bạn vẫn chưa ăn chúng, hãy thử đến những mẹo nhỏ sau đây.

Bước 1: Đông lạnh bánh mì

Trước hết bạn phải chuẩn bị một chiếc túi zip vì loại túi này rất kín, sau đó bạn ép hết không khí đang có trong túi ra ngoài, kéo miệng túi lại thật chặt, không chừa ra khoảng hở nào thì mới đặt túi vào ngăn đá tủ lạnh. Trong trường hợp ổ bánh mì của bạn quá lớn, hãy cắt chúng thành nhiều lát nhỏ hay khúc nhỏ trước khi bỏ vào túi để tránh tình trạng đông đi đông lại chiếc bánh nhiều lần khiến chúng bị mất đi

Bước 2: Rã đông bánh mì

Rã đông từng lát bánh mì: ( Bánh mì sandwich) Đối với những lát bánh mì mỏng, bạn hãy bỏ chúng vào lò vi sóng, rồi bật lên nhiệt độ cao khoảng 15 – 25 giây để chúng hóa mềm. Nếu nhà bạn có lò nướng, bạn cũng có thể rã đông bánh bằng cách nướng lại chúng trong 5 phút ở nhiệt độ 152 độ C. Trong điều kiện lý tưởng hơn, nhà bạn có máy nướng bánh mì chuyên dụng thì hãy bỏ những lát bánh mì đông đá vào đấy để nướng chúng, nhớ chỉnh thời gian nướng tăng thêm 2 phút để bánh mì đủ thời gian rã đông và hóa mềm nhé.

Rã đông cả ổ bánh mì: Bạn hãy đặt ổ bánh mì vào lò vi sóng trong vòng 20 – 30 phút để nướng lại ổ bánh với nhiệt độ 152 độ C. Thời gian này và mức nhiệt này sẽ giúp chiếc bánh của bạn rã đông hoàn

Bước 3: Nướng lại bánh mì

Vặn lò lên làm nóng lò trước ở nhiệt độ 180 độ C. Khi lò đủ nóng hãy nướng lại những lát bánh mì trong vòng 2-3 phút.

Vậy là có ngay những lát bánh nóng giòn như mới ra lò.

Nhưng lưu ý hãy nên ăn ngay nhé. Vì bánh mì nướng lại để lâu sẽ bị khô hơn bình thường.

Với các bước đơn giản trên các bạn đã có thể tự nướng ngay bánh tại nhà. Hi vọng tips này hữu ích với bạn.

Hẹn gặp bạn những bài viết sau.

CategoriesTin tức

CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC BÁNH MÌ BAGUETTE

Bánh mì Baguette – Biểu tượng của nước Pháp.

 Tản bộ ở Paris vào buổi sáng, bạn sẽ thấy nhiều người bước ra từ các cửa hàng địa phương, trên tay là những chiếc bánh mì. Trên khắp đất nước, dậy sớm và mua một chiếc baguette là hai việc đặc trưng của người dân. Bánh mì Pháp được biết đến là những ổ bánh có màu vàng bắt mắt, vỏ giòn rụm và ruột mềm dẻo. Nó ngon nhất khi ăn còn nóng hổi.

Bánh mì baguette tại Pháp có từ bao giờ ? Nhiều người thường nghĩ đã là truyền thống thì chắc hẳn baguette phải có từ xa xưa, lâu đời. Trên đài France Culture, sử gia Steven Kaplan, chuyên nghiên cứu về lịch sử bánh mì, cho biết cho tới nay, tại Pháp thường lưu truyền ba giai thoại về nguồn gốc bánh mì baguette.

 Nhiều người nói rằng bánh mì dài được những thợ làm bánh của Hoàng đế Napoléon phát minh vào đầu thế kỷ 19. Nhẹ và ít cồng kềnh hơn so với bánh mì ổ tròn kiểu trước đó, những ổ bánh dài sẽ dễ dàng được binh lính mang theo trong túi đeo sau người. Theo một giai thoại khác, bánh mỳ baguette có xuất xứ từ nước Áo và do một người thợ làm bánh thành Vienna tên là August Zang mang vào Pháp hồi năm 1839, ban đầu được bán ở Paris dưới dạng ổ bánh hình bầu dục.

 

Và theo giai thoại cuối cùng, bánh mì baguette được phát minh trên công trường tàu điện ngầm Paris trong những năm 1900,  thời kỳ mà người lao động được đưa đến từ khắp các vùng miền của nước Pháp và người ta thường chứng kiến các trận ẩu đả giữa công nhân vùng Bretagne và vùng Auvergne.

 Để ngăn ngừa việc người lao động dùng dao đâm nhau, các nhà thầu được cho là đã yêu cầu thợ làm bánh làm ra những ổ bánh mì dễ bẻ bằng tay chứ không cần dùng đến dao mới cắt được.

 Thế nhưng, đó chỉ là các giai thoại truyền miệng. Sử gia Steven Kaplan khẳng định bánh mì baguette truyền thống có nguồn gốc từ thế kỷ XX, xuất phát từ sự thay đổi trong nhu cầu ăn uống của người dân thành thị. Tầng lớp khá giả sống ở đô thị muốn ăn bánh mỳ tươi nhiều lần trong ngày, trong khi những ổ bánh mỳ tròn, to, nặng 1,2-2 kg như thời đó được cho là quá to, phải ăn vài bữa mới hết. Hơn nữa, người ta cũng thích ăn vỏ bánh hơn là ruột bánh.

 Trong nhiều thế kỷ trước đó, bánh mì được làm bằng bột chua, thu được từ quá trình lên men tự nhiên của vi khuẩn có trong lúa mì. Đối với người thợ, quá trình làm bánh rất nặng nhọc, vất vả. Steven Kaplan kể lại người thợ bánh mì thời đó được ví như « thợ mỏ trắng », làm việc nặng nhọc suốt đêm, nhiều người coi việc để thợ làm bánh mì lao động trong điều kiện như vậy là « vô nhân tính », dẫn tới một phong trào tìm cách giảm mức độ cực nhọc cho họ.

 Đến năm 1919, Pháp có một đạo luật cấm thợ bánh mì làm việc vào ban đêm. Vì thế, những người thợ thủ công đã nghĩ ra một cách làm bánh mì đơn giản hơn và tạo hình baguette dài, mảnh để nướng bánh được nhanh hơn. Và thế là bánh mì baguette ra đời … Ban đầu chỉ dành cho những cư dân thành phố giàu có, bánh mì baguette trở nên phổ biến sau Đệ Nhị Thế Chiến.

Làm sao để có những ổ bánh baguette thơm ngon ?
Để bảo vệ bánh mì baguette trước nguy cơ bị công nghiệp hóa, ngày 13/09/1993, chính phủ Pháp, dưới thời thủ tướng Edouard Balladur, ra « sắc lệnh bánh mì » chính thức quy định bốn loại nguyên liệu để làm baguette truyền thống là bột mì, nước, muối và men. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng không như nhiều người nghĩ, làm ra những ổ bánh mì dài thơm ngon đòi hỏi khá nhiều thời gian, công đoạn và đương nhiên là cả sự tỉ mỉ, tinh tế của người thợ làm bánh thủ công.

 Đối với thợ làm bánh Laurent Meyer, điều quan trọng là công đoạn tạo hình bánh phải được làm thủ công. Công đoạn nướng baguette cũng rất quan trọng, bởi bánh có được nướng chín kỹ thì mới cho hương vị thơm ngon.

 Theo Liên đoàn quốc gia các cửa hiệu bánh mì – bánh ngọt, 32.000 cửa hàng chế biến bánh thủ công với 180.000 lao động đạt doanh thu khoảng 11 tỉ euro/năm. Thế nhưng, theo bộ Văn Hóa Pháp, số lượng hiệu bánh đã giảm sút mạnh trong 5 thập niên qua do sự cạnh tranh của các siêu thị với loại bánh mì công nghiệp, cấp đông. Hồi năm 1970 Pháp có 55.000 của hiệu bánh mì thủ công, con số này nay chỉ còn 35.000. Hơn nữa, nghề làm bánh thủ công vốn nặng nhọc nên cũng không còn thu hút giới trẻ.

 Hiện nay, theo ước tính của Liên đoàn quốc gia các nhà sản xuất bánh mì bánh ngọt, ngành này còn thiếu 9.000 thợ làm bánh thủ công. Họ hy vọng việc bộ trưởng Văn Hóa Pháp Roselyne Bachelot chọn bánh mì dài baguette để đệ trình lên UNESCO hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại sẽ góp phần gìn giữ ngành sản xuất bánh mì thủ công của Pháp trước sự cạnh tranh của phương thức sản xuất công nghiệp, cũng như thu hút thêm giới trẻ đến với nghề.

Nguồn: rfi