CategoriesTin tức

Changi Bakery ra mắt BST bánh mì chuẩn Châu Âu

Sau một thời gian dài ấp ủ thì vừa qua Changi Bakery đã chính thức cho ra mắt BST bánh mì chuẩn Âu đến với khách hàng. 

Changi Bakery đã kết hợp với tập đoàn Lesaffre – một tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực lên men và vi sinh vật với 170 năm kinh nghiệm để cho ra mắt những chiếc bánh chuẩn công thức Châu Âu. Hơn hết, đây còn là những chiếc bánh có hàm lượng dinh dưỡng cao và rất phù hợp cho người ăn kiêng.

 

Bánh mì đen Nga 

Mở đầu cho BST bánh mì chuẩn Châu Âu, Changi xin giới thiệu tới quý khách hàng sản phẩm bánh mì đen Nga – một chiếc bánh sẽ đem lại cho bạn trải nghiệm ẩm thực vô cùng độc đáo. 

Bánh mì đen Nga mang hương vị đắng nhẹ của mạch nha, nhưng hậu vị lại thơm dậy mùi của lúa mạch. Bánh nhiều chất xơ và dinh dưỡng từ lúa mạch đen, kết hợp với mứt, bơ hoặc các món mặn đều phù hợp. Vậy nên đây được coi là một chiếc bánh đầy đủ các tiêu chí cho một bữa sáng hay bữa xế và đặc biệt rất phù hợp cho các tín đồ Eat Clean.

 

Bánh mì ngô 

Để nói về một chiếc bánh chuẩn vị châu Âu có thể “chiều lòng” được khách hàng Việt thì chỉ có thể là chiếc bánh mì ngô này.  

Sản phẩm bánh mì ngô chuẩn Âu của Changi được làm từ nguyên liệu chính là những bắp ngô tuyển chọn kỹ càng với hương vị thơm bùi, ngọt nhẹ. Kết hợp cùng đó là một nguyên liệu cao cấp khác và đặc biệt không chứa chất bảo quản nên cực kỳ an toàn cho khách hàng sử dụng. Hơn hết, bánh chứa nhiều dưỡng chất và ăn kèm được với bơ, mứt hoặc món mặn đều thơm ngon.

 

Bánh mì hướng dương 

Một chiếc bánh mì có cái tên vô cùng tươi sáng và có sự hòa quyện tuyệt vời từ các nguyên liệu tuyển chọn. 

Bánh mì hướng dương được làm từ bột mì trắng, bột nguyên cám và mạch nha nâu, đan xen giữa các lát bánh là hạt hướng dương, hạt lanh, mầm ngũ cốc. Bánh có hương vị thơm ngon đặc trưng. Bánh có vị ngọt, vị đậm của lúa mì, ăn kèm với bơ, mứt, món mặn.

 

Bánh mì nguyên cám mật ong 

Cuối cùng là một chiếc bánh mì có cái tên cực kỳ ngọt vào và chắc chắn sẽ chinh phục trọn vẹn vị giác của bạn. 

Sản phẩm bánh Âu được làm từ bột nguyên cám, kết hợp với mật ong và bơ lạt. Loại bánh này có vỏ hơi đắng nhẹ, ruột mềm ẩm, mùi thơm đặc trưng của lúa mì chín. Bánh chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng từ bột nguyên cám, vị ngọt tự nhiên của mật ong phù hợp với nhiều khẩu vị.

Rất mong quý khách hàng sẽ ủng hộ và yêu thích sản phẩm bánh mình chuẩn châu Âu của Changi!

_______

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 

  • Chi nhánh Ngoại Giao Đoàn
Địa chỉ : Tầng 1- Ô TM01A – tòa N04A khu đô thị Ngoại Giao Đoàn, Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline : 0329900219
 
  • Chi nhánh Tân Xuân
Địa chỉ: Shophouse 05 – Tòa N05 chung cư Ecohome 3 Tân Xuân, Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline : 0868604664
www.changibakery.com
CategoriesTin tức

Thông Báo Chính Sách Đặt Hàng Linh Hoạt – Chương Trình Đối Tác Thân Thiết Dành Cho Đối Tác Quán Cà Phê

Nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ và hỗ trợ một cách tốt nhất, Công ty cổ phần TMDV Changi Bakery xin gửi tới Quý đối tác một số chính sách mới như sau:

Chính sách đặt hàng linh hoạt cho đối tác cafe

Khung giờ giao hàng

  • Ca 1: 7h00 – 9h00 

  • Ca 2 và Ca 3 9h00 – 11h00

Nội dung chi tiết

  • Đối với Quý đối tác có khung giờ vàng kinh doanh vào buổi sáng, Changi sẽ giao vào Ca 1 để đảm bảo có đủ sản phẩm trước giờ kinh doanh. 

  • Đối với Quý đối tác có khung giờ vàng kinh doanh vào buổi chiều, tối, Changi sẽ giao linh hoạt vào Ca 1 và Ca 2 để đảm bảo có đủ sản phẩm trước giờ kinh doanh. 

  • Đối với những đơn hàng phát sinh gấp, cần có ngay Changi sẽ tư vấn sản phẩm đang có sẵn và linh hoạt giờ giao để đảm bảo Quý đối tác có sản phẩm.

Chính sách cũ và chính sách mới của Changi Bakery 

Chính sách chương trình đối tác thân thiết

  • Chiết khấu 10% cho tất cả các hoá đơn.

  • Miễn phí giao hàng với đơn hàng trị giá 500.000 VNĐ trở lên.

  • Tặng quà cho các đơn hàng đạt tổng giá trị từ 1 triệu đồng trở lên trong tuần.

  • Tặng bánh cookies ăn kèm (8 hộp/tháng) cho tất cả Quý đối tác trong tháng (áp dụng từ tháng 04/2024).

Chính sách dành cho các đối tác thân thiết của Changi Bakery

Một số lưu ý

  • Các chính sách trên áp dụng cho tất cả các Quý đối tác cafe có hợp tác cùng Changi Bakery. 

  • Thời gian áp dụng bắt đầu từ 20/03/2024.

Changi Bakery xin chân thành cảm ơn và rất vui khi được đồng hành cùng Quý đối tác. Mong rằng các Quý đối tác sẽ luôn tin tưởng và tiếp tục ủng hộ Changi trong thời gian tới.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 

  • Chi nhánh Ngoại Giao Đoàn

Địa chỉ : Tầng 1- Ô TM01A – Tòa N04A khu đô thị Ngoại Giao Đoàn, Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Hotline : 0329900219

 

  • Chi nhánh Tân Xuân

Địa chỉ: Shophouse 05 – Tòa N05 chung cư Ecohome 3 Tân Xuân, Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Hotline : 0868604664

www.changibakery.com

CategoriesTin tức

BST TRUNG THU 2023 – VẸN SẮC NGUYỆT, TRỌN VỊ THƯƠNG

Mùa Trăng nữa lại tới… Mỗi một mùa Trăng tới, Changi Bakery lại càng háo hức và rộn ràng hơn khi biết rằng Changi Bakery có thể mang đến cho khách hàng một mùa trăng thêm trọn vẹn. Hãy cùng Changi Bakery đón chờ BST bánh Trung Thu mới cho mùa Trăng năm nay nhé!

Bánh Trung Thu chính là nét văn hoá truyền thống còn được lưu giữ lại rõ nét nhất của văn hoá ngày rằm tháng 8 từ xưa đến nay. Bởi vì thế mỗi chiếc bánh Trung Thu không chỉ là món bánh đặc trưng của ngày Tết Đoàn Viên mà còn là hiện thân của rất nhiều điều đặc biệt và ý nghĩa. 

Mỗi hộp bánh, chiếc bánh Trung Thu với Changi còn có ý nghĩa hơn cả một món quà trao tay, đó còn là những lời tri ân, lời cảm ơn và sự trân trọng dành cho những người thân yêu. Đặc biệt những chiếc bánh Trung Thu truyền thống còn là những phần kí ức của hương vị của ngày Trung Thu xưa, thời của ông bà, bố mẹ chúng ta. 

Những chiếc bánh Trung Thu của Changi Bakery là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Chúng mình luôn cố gắng gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống cũng như thổi thêm những làn gió hiện đại cho mỗi sản phẩm. Bởi vì thế, BST bánh của Changi luôn có được sự đa dạng nhưng chất lượng vẫn luôn được đảm bảo.

BST Bánh Trung Thu 2023

Vẹn sắc nguyệt – trọn vị thương

Changi Bakery luôn mong muốn rằng mỗi khách hàng khi sử dụng bánh của Changi đều có một mùa trăng trọn vẹn, đều có những phút giây vui vẻ và ý nghĩa trong ngày Tết Đoàn Viên. Những chiếc bánh Trung Thu của chúng mình đều được cân bằng giữa các nguyên liệu và trọn vẹn về ý nghĩa.

Nét truyền thống của những chiếc bánh Trung Thu được Changi gửi gắm vào những điều đặc trưng ở phần nhân truyền thống từ mỡ phần, hạt bí, mứt sen,… đến hình thức bánh bên ngoài với hình ảnh con lân, cá chép,…

Không chỉ gìn giữ những nét cổ truyền của văn hoá, Changi cũng đã không ngừng đổi mới với sự cách tân làm cho chiếc bánh Trung Thu thêm đặc biệt với nhiều hương vị mới, hình ảnh mới.

Điều đặc biệt mà có lẽ chỉ có ở Changi chính là những chiếc bánh hoa 3D được làm thủ công cực xinh xắn. Mỗi chiếc bánh đều được những người thợ khéo léo tạo hình từng chút một. Những đôi bàn tay đã tỉ mỉ tạo hình những bông hoa đầy màu sắc lên mỗi chiếc bánh nướng để gửi đến tay khách hàng. Bánh hoa 3D của Changi là sự kết hợp đầy tinh tế và ý nghĩa từ hương vị đến kỹ thuật làm bánh cũng như cái tâm của người thợ. Với Changi Bakey, những hộp bánh được chuẩn bị tỉ mỉ chính là một món quà cho mùa trăng thêm ý nghĩa.

Bánh Trung Thu của Changi được làm tới 10 loại nhân và được làm ít ngọt phù hợp với mọi độ tuổi. Mỗi vị nhân đều có hương vị đặc trưng riêng biệt nhưng đều mang đến trải nghiệm thú vị cho khách hàng. 

Changi Bakery năm nào cũng có đủ những hộp bánh được decor tinh tế phù hợp để biếu tặng và tri ân đến đối tác, khách hàng và những người thân yêu. Với mỗi hộp khách hàng có thể tuỳ chọn những size hộp phù hợp từ hộp 2, 4 hoặc 6 bánh.

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ cung cấp những chiếc bánh Trung Thu chất lượng, vừa ngon mắt vừa ngon miệng thì liên hệ ngay với Changi Bakery nhé! 

Tham khảo menu bánh Trung Thu của Changi Bakery tại banhtrungthu.changibakery.com nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Chi nhánh Ngoại Giao Đoàn

Địa chỉ : Tầng 1- Ô TM01A – tòa N04A khu đô thị Ngoại Giao Đoàn, Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Hotline : 0329900219

  • Chi nhánh Tân Xuân

Địa chỉ: Shophouse 05 – Tòa N05 chung cư Ecohome 3 Tân Xuân, Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Hotline : 0868604664

www.changibakery.com

CategoriesTin tức

CÁCH BẢO QUẢN VÀ LÀM NÓNG BÁNH MÌ TẠI NHÀ

Bánh mì là món ăn quen thuộc trong những bữa sáng của nhiều người. Tuy nhiên, khi để lâu chúng có thể bị khô cứng hoặc mềm ỉu không còn thơm ngon giòn rụm như lúc đầu nữa.

Cách bảo quản bánh mì bằng giấy báo

Vào 1- 2 ngày đầu sau khi vừa được mua về, bánh mì lúc này vẫn còn mới. Do đó các bạn hãy bọc chúng lại trong giấy báo để thấm hút mạnh, sau đó cứ để ổ bánh mì ở nhiệt độ phòng, như trên bàn ăn hay trên bếp tùy ý. Cách bảo quản bánh mì này không chỉ giúp ổ bánh mì giữ được độ giòn qua một đêm mà còn duy trì độ giòn đó thêm suốt một ngày nữa đấy! Nhưng nếu sau một ngày bọc bánh mì trong giấy báo mà bạn vẫn chưa ăn chúng, hãy thử đến những mẹo nhỏ sau đây.

Bước 1: Đông lạnh bánh mì

Trước hết bạn phải chuẩn bị một chiếc túi zip vì loại túi này rất kín, sau đó bạn ép hết không khí đang có trong túi ra ngoài, kéo miệng túi lại thật chặt, không chừa ra khoảng hở nào thì mới đặt túi vào ngăn đá tủ lạnh. Trong trường hợp ổ bánh mì của bạn quá lớn, hãy cắt chúng thành nhiều lát nhỏ hay khúc nhỏ trước khi bỏ vào túi để tránh tình trạng đông đi đông lại chiếc bánh nhiều lần khiến chúng bị mất đi

Bước 2: Rã đông bánh mì

Rã đông từng lát bánh mì: ( Bánh mì sandwich) Đối với những lát bánh mì mỏng, bạn hãy bỏ chúng vào lò vi sóng, rồi bật lên nhiệt độ cao khoảng 15 – 25 giây để chúng hóa mềm. Nếu nhà bạn có lò nướng, bạn cũng có thể rã đông bánh bằng cách nướng lại chúng trong 5 phút ở nhiệt độ 152 độ C. Trong điều kiện lý tưởng hơn, nhà bạn có máy nướng bánh mì chuyên dụng thì hãy bỏ những lát bánh mì đông đá vào đấy để nướng chúng, nhớ chỉnh thời gian nướng tăng thêm 2 phút để bánh mì đủ thời gian rã đông và hóa mềm nhé.

Rã đông cả ổ bánh mì: Bạn hãy đặt ổ bánh mì vào lò vi sóng trong vòng 20 – 30 phút để nướng lại ổ bánh với nhiệt độ 152 độ C. Thời gian này và mức nhiệt này sẽ giúp chiếc bánh của bạn rã đông hoàn

Bước 3: Nướng lại bánh mì

Vặn lò lên làm nóng lò trước ở nhiệt độ 180 độ C. Khi lò đủ nóng hãy nướng lại những lát bánh mì trong vòng 2-3 phút.

Vậy là có ngay những lát bánh nóng giòn như mới ra lò.

Nhưng lưu ý hãy nên ăn ngay nhé. Vì bánh mì nướng lại để lâu sẽ bị khô hơn bình thường.

Với các bước đơn giản trên các bạn đã có thể tự nướng ngay bánh tại nhà. Hi vọng tips này hữu ích với bạn.

Hẹn gặp bạn những bài viết sau.

CategoriesTin tức

Sourdoughbread – Bánh Mì Men Tự Nhiên

Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của phong trào ăn uống healthy, Sourdough Bread là một cái tên không còn quá xa lạ. Là loại bánh mì xuất hiện từ hàng nghìn năm trước với đặc tính được làm từ loại men thiên nhiên, sourdough bread khẳng định chỗ đứng trong “làng bánh” mì bởi tính “healthy” của riêng mình cùng với vị ngọt tự nhiên cho dù trong công thức bánh không hề có đường mà không có bất cứ loại bánh mì nào được làm từ men công nghiệp có thể có được.

Bánh mì là lương thực quan trọng trên thế giới, đặc biệt là tại phương Tây và các nước trồng lúa mì. Bánh mì, tại những nơi này, là lương thực để ăn hàng ngày. Bánh mì rất quen thuộc với chúng ta nhưng các bạn có biết bánh mì có nguồn gốc từ đâu không?

Lúa mì được trồng bởi người nông dân , người dân thu thập ngũ cốc và dự  trữ để sử dụng. Lúa mì  phát triển ở vùng Lưỡng Hà và Ai Cập.Ban đầu nó chỉ dùng  làm lương thực để ăn hàng ngày. Các loại ngũ cốc khi ẩm ướt sẽ nảy mầm sản sinh ra nhiều giống hơn.
Bánh mì đầu tiên được làm từ ngũ cốc và hạt giống thu hoạch từ  tự nhiên mà có. Người ta phát hiện ra rằng các loại ngũ cốc này có thể tạo thành khối khi trộn với “bột” và nước. Nó được đúc thành bánh, phơi nắng cho khô hoặc nướng trong than.

Khoảng 1000 năm trước Công nguyên, quá trình nuôi men đã được phát hiện. Người ta tin rằng một số  bột bánh mì để lâu bên ngoài thỉ sẽ có các bào tử nấm men tự nhiên, gây ra quá trình lên men. Điều này làm cho bột nở ra, có  bong bóng khí .Sau đó kĩ thuật làm bánh mì ngày càng phát triển, nên nó nhanh chóng lây lan sang các nước có chung biên giới Địa Trung Hải.

Và như vậy những cải tiến làm bánh mì nuôi men bắt đầu …

Ai Cập đã phát triển một lò nướng đất sét hình trụ để cải thiện kỹ thuật , và những người La Mã  có bột chua khô , nó kết hợp với nước bỏ thêm vào bột sẽ có kết quả bánh ngon hơn. Nền văn minh khác như người Inca, người Mỹ bản địa và nền văn hóa châu Á, Ấn Độ và châu Phi cũng đã được. Trong lịch sử, tình trạng kinh tế của một người có thể được đánh giá bởi màu sắc của bánh mì ăn. Bánh mì, sẫm màu hơn nghĩa là thuộc tầng  lớp thấp hơn. Bởi vì bột màu trắng tốn kém và khó khăn tìm nên thành phần chủ yếu sẽ nhiều ngũ cốc. Bây giờ chúng ta đã thấy ngược lại, với bánh mì  màu sẫm thì đắt tiền hơn và hương vị ngon hơn và giá trị dinh dưỡng cao.

Những người Do Thái chỉ ăn bánh mì trong thời gian lễ Vượt Qua. Có thời kì, người Hồi giáo không bán bánh mì, nhưng làm ra nó và dùng để cho, vì nó được coi là một món quà từ Allah.

Những cải tiến trong sản xuất bánh mì đưa ra sau cơn sốt năm 1850 khi nhà đầu bếp của Mỹ cải thiện cách nướng bánh. Nấm men khác nhau được làm từ đường, khoai tây và hoa bia đã được sử dụng và nhà máy đến từ Hungary vào năm 1880 cải thiện năng suất bột.

Không chỉ là một loại bánh vượt trội về dinh dưỡng, bánh mì sourdough còn là một thứ đem đến cho người tạo ra mình một thứ hạnh phúc vô hình, khó tả, chỉ có thể “cảm nhận được khi tay được chạm vào bột mì, mũi được ve vuốt bởi mùi men, lưỡi được chạm vào lớp vỏ giòn tan và ruột bánh mì dai mềm, mắt được chiêm ngưỡng những lỗ khí nở lớn khi bạn hớn hở cắt bánh” cho dù căn bếp của bạn đang vương khắp mùi bột, người đang ám đầy mùi men chua.

Ngày nay có nhiều loại bánh mì, bánh mì tươi kích thước, hình dáng, mùi vị khác nhau cho chúng ta lựa chọn. Bánh mì Sourdough không chỉ  đơn giản là một loại thực phẩm. Nó còn  là thành phần chính của một bữa ăn cho gia đình và mọi người, cũng như  lợi ích đáng kể dinh dưỡng, giúp đóng góp vào một lối sống lành mạnh.

Một số lợi ích của bánh mì Sourdough

1. Nó bổ dưỡng hơn bánh mì thông thường

Mặc dù bánh mì bột chua thường được làm từ cùng loại bột với các loại bánh mì khác. Nhưng quá trình lên men cải thiện hồ sơ dinh dưỡng của nó theo nhiều cách. Chúng chứa một lượng khoáng chất tốt, bao gồm kali, phốt phát, magie và kẽm. Đặc biệt các vi khuẩn axit lactic được tìm thấy trong bánh mì bột chua làm giảm độ pH của bánh mì, giúp làm giảm phytates. Phytates là chất chống độc vì chúng làm giảm khả năng hấp thụ chúng của cơ thể. Điều này dẫn đến một loại bánh mì có hàm lượng phytate thấp hơn nhiều so với các loại bánh mì khác.

Một nghiên cứu cho thấy quá trình lên men bột chua có thể làm giảm hàm lượng phytate của bánh mì nhiều hơn 24% 50% so với quá trình lên men men thông thường. Mức phytate thấp hơn làm tăng sự hấp thụ khoáng chất. Đó là một trong những cách mà bánh mì bột chua bổ dưỡng hơn so với bánh mì thông thường.

2. Bánh mì Sourdough giúp giải phóng các chất chống oxi hóa

Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy rằng vi khuẩn axit lactic có trong bánh mì bột chua có khả năng giải phóng các chất chống oxy hóa trong quá trình lên men bột chua. Quá trình lên men bột chua cũng làm tăng nồng độ folate trong bánh mì. Mặc dù mức độ của một số chất dinh dưỡng như vitamin E có thể bị giảm trong quá trình.

3. Giúp tiêu hóa dễ hơn

Bánh mì sourdough thường dễ tiêu hóa hơn bánh mì được lên men với men bia. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này một phần có thể là do hàm lượng prebiotic của bánh mì và các đặc tính giống như chế phẩm sinh học.

Prebiotic là các chất xơ không tiêu hóa, nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột của bạn. Trong khi men vi sinh là những vi khuẩn có lợi được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và chất bổ sung.

Tiêu thụ thường xuyên cả hai có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột của bạn. Quá trình lên men bột chua cũng có thể làm giảm gluten hơn so với men làm bánh mì.

Bánh mì chua có hàm lượng gluten thấp hơn có thể giúp dễ dung nạp hơn đối với những người nhạy cảm với gluten.

4. Bánh mì Sourdough có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu

Bánh mì bột chua có thể có tác dụng tốt hơn đối với lượng đường trong máu và insulin. Các nhà nghiên cứu cho thấy lên men bột chua làm thay đổi cấu trúc các phân tử carb. Điều này làm giảm chỉ số đường huyết (GI) của bánh mì và làm chậm tốc độ đường vào máu.

Ngoài ra, vi khuẩn axit lactic được tìm thấy trong bột nhào tạo ra axit hữu cơ trong quá trình lên men. Một số nhà nghiên cứu tin rằng các axit này có thể giúp trì hoãn việc làm rỗng dạ dày. Đặc biệt là ngăn chặn sự tăng đột biến lượng đường trong máu.

Bánh mì sourdough làm từ bột lên men tự nhiên nên chúng có chứa hàm lượng khoáng chất cao hơn so với các loại bánh mì khác. Ngoài ra, loại bánh mì này còn có một số lợi ích thiết yếu cho sức khỏe như kiểm soát lượng đường trong máu, giúp tiêu hóa dễ hơn và đặc biệt là giải phóng các chất chống oxi hóa cao.

Hi vọng những chia sẻ vừa rồi giúp cho các độc giả có thể hiểu rõ hơn về bánh mì Sourdough và có những sự lựa chọn được những chiếc bánh phù hợp với mình.

Xin hẹn gặp các độc giả ở những bài viết sau.

Nguồn tham khảo

Link: https://www.healthline.com/nutrition/sourdough-bread

Source: https://www.healthline.com

Tags: bánh mì sourdoughlợi ích của bánh mì sourdough

CategoriesTin tức

“Ăn, cầu nguyện, yêu” và chiếc bánh pizza lộng lẫy

 Những ai đam mê ẩm thực và du lịch hẳn sẽ say mê tiểu thuyết “Ăn, cầu nguyện và yêu” của tác giả Elizabeth Gilbert. Khi nàng chạm môi vào chiếc bánh pizza tại chính Naples, nơi khai sinh ra món ăn danh tiếng, nàng nhận ra đó một trong những phút giây giác ngộ của cuộc đời mình.

 Khi nhận được một câu hỏi: “Tại sao bánh Pizza hình tròn nhưng lại để trong hộp hình vuông và cắt hình tam giác?”, tôi nghĩ rằng món ăn này xứng đáng có một bài viết riêng, bởi đây là một trong những món ăn hiếm hoi trải qua liên tục những cải tiến mạnh mẽ để trụ cùng thời cuộc và tạo nên những thương hiệu hàng đầu trong ngành công nghiệp cảm thực.

1. Sản phẩm hay cần câu chuyện hay

 Sử dụng người nổi tiếng là một trong những phương thức marketing khá phổ biến hiện nay. Nhưng ngay từ thế kỷ 19, lịch sử bánh pizza đã cho thấy cách sử dụng người nổi tiếng một cách khôn ngoan.

 Ban đầu, pizza là món ăn bình dân và giới quý tộc hầu như không biết gì về món ăn này. Tuy nhiên, nhận thức đó thay đổi sau một sự kiện.

 Năm 1889, Hoàng hậu Margherita đến thăm Naples. Người thợ bánh Raffaele Esposito đã dâng lên cho bà một chiếc bánh pizza. Sau khi thưởng lãm, Hoàng hậu vô cùng thích thú. Raffaele Esposito đã có một quyết định khôn ngoan, đặt tên loại bánh pizza đó theo tên của hoàng hậu, đó là Pizza Margherita, loại bánh pizza đầu tiên có tên riêng.

 Pizza đã chính thức bước chân vào trở thành món ăn của cả giới thượng lưu.

 Chưa dừng lại đó, Raffaele còn đưa ý nghĩa văn hóa vào khi giải thích ba nguyên liệu chính sốt cà chua, phô mai mozzarella và lá thơm basil với ba màu đỏ, trắng, xanh chính là 3 màu tượng trưng cho màu cờ nước Ý.

 Chiếc bánh pizza đã khoác trên mình tên của Hoàng hậu và ý nghĩa của Italia, một bước chuyển ngoạn mục.

2. Sự phá cách luôn có phản đối, đừng bận tâm

 Cách ăn pizza kiểu truyền thống, đó là ăn cả chiếc cùng dao dĩa chứ không phải pizza cắt thành từng miếng như ngày nay. Tuy nhiên, chỉ một điểm chạm duy nhất là khách hàng đến nhà hàng rồi mới thưởng thức khó khăn khiến nhiều quán pizza cạnh tranh nhau bằng cách mở ra những quán pizza to hơn, hoành tráng hơn và sau đó âm thầm đóng cửa vì gánh nặng chi phí. Patsy Lancieri, một thợ làm bánh bị rơi vào cái bẫy tương tự khi ông mở nhà hàng của mình vào đầu thế kỷ 20.

 “Đừng đánh nhau trên chiến trường của đối thủ. Hãy tìm ra lãnh địa mà bạn có thể trở thành người dẫn đầu.”

 Trước tình cảnh ngặt nghèo, Patsy Lancieri quyết định cắt bánh thành những miếng nhỏ hình tam giác và cho thật nhiều người vừa cầm đi vừa ăn. Dân gốc Italia ban đầu phản đối kịch liệt vì nó trái với truyền thống. Tuy nhiên, rất nhiều người không phải dân gốc Italia thấy món ăn này có vẻ ngon và đã thử.

 Pizza sau đó đã vượt ra khỏi cộng đồng cứ dân gốc Italia nhỏ bé và được nhiều người dân Mỹ chấp nhận sao đó lan ra trở thành món ăn toàn cầu như hiện nay.

3. Hãy chọn chiến địa của chính mình

 “Đừng đánh nhau trên chiến trường của đối thủ. Hãy tìm ra lãnh địa mà bạn có thể trở thành người dẫn đầu”, đó là cách thức Tom Monaghan đối đầu với Pizza Hut và tạo nên thương hiệu Domino’s.

 Năm 1960, Tom Monaghan mua lại quán pizza có tên DomiNick’s với 500 đô la tiền mặt và 900 đô là làm vốn lưu động. Nhận thấy mình không đủ khả năng để mở rộng chuỗi của hàng như Pizza Hut, Tom đã chọn cho mình một hướng đi khôn ngoan.

 Tom Monaghan phát hiện phần lớn các quán pizza tại Mỹ khi đó quảng cáo rằng mình vừa có chỗ ngồi ăn tại quán và vừa có dịch vụ giao tận nhà. Nhận thấy nhu cầu gọi bánh giao tận nhà ngày càng tăng, Tom đã giới thiệu tới các khách hàng rằng Domino’s là thương hiệu chuyên giao tận nhà.

 Tuy nhiên, chiến lược tốt không biến chuyển thành thắng lợi sau một đêm. Ban đầu, Tom Monaghan đã phải đối diện với khoản nợ lên tới hàng triệu đô la, vướng vào những cuộc kiện tụng liên miên do mải mê mở rộng đế chế của mình nhằm phục vụ cho dịch vụ giao đến tận nhà.

 Giờ đây, Domino’s đã trở thành thương hiệu chuỗi pizza lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau ông lớn Pizza Hut.

4. Don’t think outside of the box, think like there are no box

 Doanh số pizza tại thị trường Mỹ đạt 36,78 tỷ USD. Khi nhu cầu tiêu thụ bánh pizza ngày càng lớn, người ta đã bắt đầu có ý tưởng về một loại pizza mà người tiêu dùng có thể tự nướng tại nhà, đó là pizza đông lạnh – frozen pizza.

 Ban đầu, loại bánh pizza này gặp phải sự phản đối dữ dội từ những người làm bánh pizza truyền thống. Họ cho rằng đó không phải là bánh pizza thực sự.

 Tuy nhiên, pizza đông lạnh mà một sản phẩm đúng mực và ra đời đúng thời điểm, đáp ứng đúng nhu cầu của không ít người tiêu dùng.

 Những thương hiệu như Red Baron hay DiGiorno đã nhanh chóng nhảy vào khai thác thị trường mới mẻ này. Tuy rằng có rất nhiều tranh cãi về chất lượng của pizza đông lạnh so với pizza thường, nhưng tính tiện dụng của nó đã được người tiêu dùng ủng hộ nhiệt liệt.

 Ngày nay, pizza đông lạnh tạo nên một thị trường hàng tỷ đô. Riêng dân Mỹ đã tiêu thụ khoảng 2 tỷ chiếc bánh pizza đông lạnh hàng năm.

5. Vĩ thanh “Ăn, cầu nguyện, yêu”

 “Doanh nghiệp có hai – và chỉ hai – chức năng trọng yếu nhất: Cải tiến và Marketing.”

Nhìn lại lịch sử phát triển của pizza, ta thấy nó phản ánh một cách hoàn hảo câu nói nổi tiếng của Peter Drucker, cha đẻ của quản trị học hiện đại: “Doanh nghiệp có hai – và chỉ hai – chức năng trọng yếu nhất: Cải tiến và Marketing”.

 Những thương hiệu thành công nhất trong lĩnh vực pizza đều liên tục cải tiến sản phẩm của mình và có những chiến dịch marketing hoàn hảo, góp phần đưa pizza trở thành “Top 10 món ăn thay đổi thế giới” do CNN bình chọn.

 Tôi thích một trường đoạn trong Eat, Pray, Love, khi cô nàng Liz trong một buổi sáng tinh khiết đã ngủ dậy trễ nải, tự mình cầu kỳ và lọ mọ làm một chiếc bánh pizza thật lộng lẫy để rồi chén sạch nó trong tích tắc.

 C’est la vie, cuối cùng thì đẹp hay không thì cũng không thể mãi hoài ngắm nghía mà phải trải nghiệm thôi.

 Trong phút giây nhận được 1 tin nhắn chẳng mấy vui vẻ thì fuck it all, hãy vứt bỏ đi những ưu phiền, hãy ăn, cầu nguyện và yêu…

Nguồn: brandsvietnam.com

CategoriesTin tức

CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC BÁNH MÌ BAGUETTE

Bánh mì Baguette – Biểu tượng của nước Pháp.

 Tản bộ ở Paris vào buổi sáng, bạn sẽ thấy nhiều người bước ra từ các cửa hàng địa phương, trên tay là những chiếc bánh mì. Trên khắp đất nước, dậy sớm và mua một chiếc baguette là hai việc đặc trưng của người dân. Bánh mì Pháp được biết đến là những ổ bánh có màu vàng bắt mắt, vỏ giòn rụm và ruột mềm dẻo. Nó ngon nhất khi ăn còn nóng hổi.

Bánh mì baguette tại Pháp có từ bao giờ ? Nhiều người thường nghĩ đã là truyền thống thì chắc hẳn baguette phải có từ xa xưa, lâu đời. Trên đài France Culture, sử gia Steven Kaplan, chuyên nghiên cứu về lịch sử bánh mì, cho biết cho tới nay, tại Pháp thường lưu truyền ba giai thoại về nguồn gốc bánh mì baguette.

 Nhiều người nói rằng bánh mì dài được những thợ làm bánh của Hoàng đế Napoléon phát minh vào đầu thế kỷ 19. Nhẹ và ít cồng kềnh hơn so với bánh mì ổ tròn kiểu trước đó, những ổ bánh dài sẽ dễ dàng được binh lính mang theo trong túi đeo sau người. Theo một giai thoại khác, bánh mỳ baguette có xuất xứ từ nước Áo và do một người thợ làm bánh thành Vienna tên là August Zang mang vào Pháp hồi năm 1839, ban đầu được bán ở Paris dưới dạng ổ bánh hình bầu dục.

 

Và theo giai thoại cuối cùng, bánh mì baguette được phát minh trên công trường tàu điện ngầm Paris trong những năm 1900,  thời kỳ mà người lao động được đưa đến từ khắp các vùng miền của nước Pháp và người ta thường chứng kiến các trận ẩu đả giữa công nhân vùng Bretagne và vùng Auvergne.

 Để ngăn ngừa việc người lao động dùng dao đâm nhau, các nhà thầu được cho là đã yêu cầu thợ làm bánh làm ra những ổ bánh mì dễ bẻ bằng tay chứ không cần dùng đến dao mới cắt được.

 Thế nhưng, đó chỉ là các giai thoại truyền miệng. Sử gia Steven Kaplan khẳng định bánh mì baguette truyền thống có nguồn gốc từ thế kỷ XX, xuất phát từ sự thay đổi trong nhu cầu ăn uống của người dân thành thị. Tầng lớp khá giả sống ở đô thị muốn ăn bánh mỳ tươi nhiều lần trong ngày, trong khi những ổ bánh mỳ tròn, to, nặng 1,2-2 kg như thời đó được cho là quá to, phải ăn vài bữa mới hết. Hơn nữa, người ta cũng thích ăn vỏ bánh hơn là ruột bánh.

 Trong nhiều thế kỷ trước đó, bánh mì được làm bằng bột chua, thu được từ quá trình lên men tự nhiên của vi khuẩn có trong lúa mì. Đối với người thợ, quá trình làm bánh rất nặng nhọc, vất vả. Steven Kaplan kể lại người thợ bánh mì thời đó được ví như « thợ mỏ trắng », làm việc nặng nhọc suốt đêm, nhiều người coi việc để thợ làm bánh mì lao động trong điều kiện như vậy là « vô nhân tính », dẫn tới một phong trào tìm cách giảm mức độ cực nhọc cho họ.

 Đến năm 1919, Pháp có một đạo luật cấm thợ bánh mì làm việc vào ban đêm. Vì thế, những người thợ thủ công đã nghĩ ra một cách làm bánh mì đơn giản hơn và tạo hình baguette dài, mảnh để nướng bánh được nhanh hơn. Và thế là bánh mì baguette ra đời … Ban đầu chỉ dành cho những cư dân thành phố giàu có, bánh mì baguette trở nên phổ biến sau Đệ Nhị Thế Chiến.

Làm sao để có những ổ bánh baguette thơm ngon ?
Để bảo vệ bánh mì baguette trước nguy cơ bị công nghiệp hóa, ngày 13/09/1993, chính phủ Pháp, dưới thời thủ tướng Edouard Balladur, ra « sắc lệnh bánh mì » chính thức quy định bốn loại nguyên liệu để làm baguette truyền thống là bột mì, nước, muối và men. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng không như nhiều người nghĩ, làm ra những ổ bánh mì dài thơm ngon đòi hỏi khá nhiều thời gian, công đoạn và đương nhiên là cả sự tỉ mỉ, tinh tế của người thợ làm bánh thủ công.

 Đối với thợ làm bánh Laurent Meyer, điều quan trọng là công đoạn tạo hình bánh phải được làm thủ công. Công đoạn nướng baguette cũng rất quan trọng, bởi bánh có được nướng chín kỹ thì mới cho hương vị thơm ngon.

 Theo Liên đoàn quốc gia các cửa hiệu bánh mì – bánh ngọt, 32.000 cửa hàng chế biến bánh thủ công với 180.000 lao động đạt doanh thu khoảng 11 tỉ euro/năm. Thế nhưng, theo bộ Văn Hóa Pháp, số lượng hiệu bánh đã giảm sút mạnh trong 5 thập niên qua do sự cạnh tranh của các siêu thị với loại bánh mì công nghiệp, cấp đông. Hồi năm 1970 Pháp có 55.000 của hiệu bánh mì thủ công, con số này nay chỉ còn 35.000. Hơn nữa, nghề làm bánh thủ công vốn nặng nhọc nên cũng không còn thu hút giới trẻ.

 Hiện nay, theo ước tính của Liên đoàn quốc gia các nhà sản xuất bánh mì bánh ngọt, ngành này còn thiếu 9.000 thợ làm bánh thủ công. Họ hy vọng việc bộ trưởng Văn Hóa Pháp Roselyne Bachelot chọn bánh mì dài baguette để đệ trình lên UNESCO hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại sẽ góp phần gìn giữ ngành sản xuất bánh mì thủ công của Pháp trước sự cạnh tranh của phương thức sản xuất công nghiệp, cũng như thu hút thêm giới trẻ đến với nghề.

Nguồn: rfi